Gần đây Naver và Kakao đã đầu tư hàng nghìn tỷ won vào những công ty như Webtoon và Webnovel (tiểu thuyết mạng) ở nước ngoài. Hôm nay mình sẽ nói về bối cảnh mở ra cuộc cạnh tranh giữa 2 doanh nghiệp lớn Hàn Quốc trong việc mua lại và sát nhập trong lĩnh vực Sáng tạo nội dung (Content).
Bạn có biết ‘One Source Multi-use’ (OSMU) không? Nó có nghĩa là chiến lược tối đa hóa giá trị gia tăng bằng cách tạo ra các tác phẩm phụ đa dạng như Drama, phim hoạt hình, âm nhạc hay biểu diễn dựa trên các tác phẩm gốc (IP, Sở hữu trí tuệ) như tiểu thuyết, truyện tranh hoặc trò chơi.
Ở Hàn Quốc, đây là một thuật ngữ đã từng rất hot khi bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng nói cần phải áp dụng OSMU. OSMU lại đang nhận được sự chú ý. Điều đó là vì các tác phẩm phụ được tạo dựa trên các IP của HQ (tiểu thuyết, webtoon,..) đang gây ảnh hưởng lớn ở nước ngoài.
Mình biết các bạn VN cũng đang xem nhiều phim HQ thông qua Netflix. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe hoặc xem những drama như
Trong khi mức độ hoàn thiện của phim truyền hình và phim điện ảnh HQ được cải thiện lên tầm đẳng cấp quốc tế. Thông qua OTT (Over The Top) vừa tạo ra môi trường dễ tiếp cận với người dùng trên toàn thế giới vừa mở ra cuộc chiến nhằm đảm bảo các Webtoon/Webnovel có nguồn gốc nội dung.
“Thị trường content được nuôi dưỡng nên bởi Covid-19”
Đặc biệt sau đại dịch thì sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường OTT là một sức mạnh to lớn. Không chỉ các OTT toàn cầu như Netflix mà các OTT trong nước cũng đổ tiền vào việc sản xuất nội dung gốc của HQ, thì câu hỏi quan trọng là “Liệu họ có bảo đảm được độ nổi tiếng của các Webtoon/Webnovel hay không?”
Đương nhiên là có thể tuyển dụng các tác giả và đạo diễn xuất sắc để tạo ra các tác phẩm như
Hơn nữa, điểm đặc trưng của truyện tranh là mặc dù chi phí đầu tư ban đầu rất nhỏ nhưng dễ hình dung nên có thể giảm đáng kể về chi phí và thời gian sản xuất. Đó là lý do tại sao nhu cầu của Webtoon/Webnovel có tính chất tương tự webtoon đang tăng rất mạnh.
Webtoon của Naver(Trái) và Piccoma của Kakao(Phải)
“Cuộc chiến của 2 công ty lớn Naver và Kakao”
Kakao bắt đầu dịch vụ webtoon đầu tiên ở HQ vào năm 2002 và Naver thì năm 2005. Tuy nhiên Naver (2014) đã tiến vào thị trường toàn cầu nhanh hơn 2 năm so với Kakao (2016). Với tư cách là doanh nghiệp hàng đầu, Kakao sở hữu nhiều webtoon hay, còn Naver là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường toàn cầu và sở hữu số lượng người dùng đông đảo hơn.
Trường hợp của Naver dựa trên sự thâm nhập nhanh chóng vào thị trường toàn cầu, đặc biệt là ở Mỹ, nó đang cho thấy những kết quả tuyệt vời. Lượng người sử dụng hàng tháng tại thị trường Mỹ đã vượt quá 10 triệu dân và trong đó thế hệ 10~20 tuổi (thế hệ Z) chiếm tỷ lệ 69%. Điều này có nghĩa là những thanh niên ở Mỹ quen thuộc với điện thoại thông minh đang phản ứng với webtoon. Vì lý do đó vào tháng 1 vừa qua công ty Canada ‘Wattpad’ - Platform tiểu thuyết lớn nhất thế giới - đã được mua lại với giá khoảng 670 tỷ won($600 million).
Tuy nhiên, có lẽ do tập trung vào thị trường Mỹ nên Kakao đang cướp mất vị trí số 1 trong thị trường Nhật Bản. Vào tháng 4/2016 Kakao đã ra mắt app truyện tranh Piccoma muộn hơn 3 năm so với Naver, nhưng đang cho thấy sự tăng trưởng đáng kinh ngạc mỗi năm. Theo báo cáo quý 1 năm 2021 thì lần đầu tiên Piccoma đã vượt qua Kakao Page (47%) và chiếm tỷ 53% trong tổng doanh thu nội dung tính phí. Kéo theo đó là Kakao đã đạt kỷ lục ở vị trí thứ 7 theo tiêu chuẩn ứng dụng không phải game trên toàn thế giới, tuy muộn hơn so với Naver nhưng đang đạt được thành quả nhanh chóng.
Vào ngày 7 vừa qua Kakao đã quyết định mua lại Platform webtoon toàn cầu Tapas với giá khoảng 600 tỷ won($531 million), còn Platform novel Radish thì với giá khoảng 500 tỷ won($443 million). Cả hai công ty đều là công ty khởi nghiệp được thành lập tại Mỹ bởi người HQ sáng lập.
“Thị trường Webtoon/Webnovel ở Việt Nam sẽ như thế nào?”
Gần đây khi vào website của Pops và thấy họ đã bắt đầu dịch vụ Webtoon. Bởi vì Naver Asia Growth Fund cũng đang đầu tư vào Pops Worldwide nên mình thấy có lẽ dịch vụ Webtoon nhiều khả năng cũng sẽ được cung cấp qua Pops. Trong lúc chuẩn bị bài post này mình đã tìm hiểu các công ty cung cấp dịch vụ Webtoon Việt Nam. Trong số đó mình thấy Comi khá hấp dẫn. Nó cung cấp dịch vụ Webtoon và đảm bảo đúng nguyên tác của Việt Nam thông qua Crowdfunding(điện toán đám mây). Nếu Comi tham khảo quy trình sản xuất của Webnovel Radish(Sử dụng phương pháp viết kịch bản của Hollywood, các ctv biên kịch đồng sáng tạo và bản quyền thuộc sở hữu của công ty) thì Comi có thể chiếm ưu thế vượt trội khi nhu cầu nội dung bùng nổ ở Việt Nam trong tương lai.
💡Tip dành cho các bạn Việt Nam mà chuyên ngành tiếng Hàn
Kakao, Never là doanh nghiệp mà các sinh viên Hàn Quốc cũng rất muốn vào. Trong bảng xếp hạng doanh nghiệp ưu tiên việc làm của sinh viên đại học hàng năm đang giành vị trí thứ nhất và hai. Nếu có cơ hội mình khuyên các bạn nhất định nên cùng tham gia để làm việc. Ai cũng biết Nhật Bản là nước mạnh nhất trên thế giới trong lĩnh vực truyện tranh và hoạt hình truyền thống. Thế nhưng thành công lớn về mảng kinh doanh dịch vụ trên web truyện tranh là Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, dịch vụ Webtoon/Webnovel đang dẫn đầu và tích cực thực hiện các thương vụ M&A với các công ty liên quan. Nếu bạn là người quan tâm đến ngành công nghiệp nội dung và đảm nhận công việc liên quan đến Webtoon/Webnovel ở Hàn Quốc, thì có khả năng có thể cạnh tranh toàn cầu.